Nét đặc trưng của nền văn hoá Thuỵ Điển.

17/11/2022

Văn hóa Thụy Điển là” bình đẳng” : 

Nét đặc trưng nhất của người Thụy Điển chính là tinh thần và cách suy nghĩ bình đẳng . Họ quan niệm rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau trong tất cả các mối quan hệ : cha mẹ với con cái, cấp trên với cấp dưới, người hoạt động trong chính quyền với người dân (cảnh sát với dân thường..) , giáo viên với học sinh.

Con người quan hệ với nhau dựa trên sự tôn trọng và yêu thương nhau chứ không phải quị lụy hay sợ sệt vì bất cứ thế lực hay địa vị mà người đó đang nắm giữ.

Bên cạnh đó người Thụy Điển luôn tiên phong về sự bình đẳng giữa nam và nữ . Birger Jarl ( thống đốc thế kỷ 13 ) đã đưa ra luật về thừa kế cho người nữ và luật về tôn trọng phụ nữ ( người ta không được bạo hành với phụ nữ, người vợ trong gia đình). Có bao nhiêu quốc gia có luật như vậy vào thời điểm đó ? Đây cũng chính là niềm tự hào của người Thụy Điển.

Văn hóa Thụy Điển là “gần gũi với thiên nhiên”

Người Thụy Điển có thể nó là 1 trong những dân tộc yêu thích sự thân thiện với môi trường nhất trên thế giới với tình yêu động vật và thiên nhiên. Ở Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia chúng ta có ” quyền phổ quát” trong tự nhiên. Có thể hiểu điều này là con người cần phải tôn trọng và bảo về môi trường sống của tự nhiên , động vật hoang dã.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng người bản địa Thụy Điển rất thích tìm kiếm những nơi ở sâu trong rừng tách biệt với các khu vực đông đúc dân cư . Hoặc bạn cũng có thể thấy rằng các thú vật hoang dã vẫn sống song song với người dân Thụy Điển khi đâu đó bóng dáng của những con nai sừng tấm vẫn ghé thăm các khu nhà của người Thụy Điển, hoặc sóc thỏ vẫn vui đùa ngoài hiên nhà.

Văn hóa Thụy Điển là ” đơn giản hóa các câu chào hỏi “

Nếu như ở Việt Nam bạn gặp một người lớn tuổi hơn thì bạn cần phải có thái độ chào hỏi 1 cách trịnh trọng thì ở Thụy Điển người ta lại cố gắng làm cho những hoạt động đó được tối giản và dễ dàng thực hiện như câu chào ” Tjena” hoặc 1 tiếng “hej” là đủ.

(lúc mới qua Thụy Điển mình cũng hơi bỡ ngỡ với cách chào hỏi đơn giản như vậy vì mình nghĩ nếu gặp ai đó mà chỉ phát âm ra tiếng “hây” thì thật mất lịch sự thậm chí ở Việt Nam người lớn tuổi đôi khi còn chửi …”mất dạy “…. :))

Nhưng rõ ràng việc tối giản cách chào hỏi sẽ giúp con người thân thiện hơn với nhau và dễ mở lời hơn . Đối với những người có học thức hoặc lớn tuổi thì việc chào hỏi trịnh trọng không có gì là khó khăn nhưng hãy nghĩ đến những đứa bé hoặc tuổi teen , lứa tuổi mà ở đó thường có những suy nghĩ ngông cuồng thì rất khó bắt chúng chào hỏi tử tế nên việc đơn giản hóa chào hỏi cũng là 1 cách giáo dục hay của người Thụy Điển , 1 là khiến người ta không ngại ngùng khi gặp nhau, 2 là tạo ra 1 khởi đầu vui vẻ để mở đầu 1 câu chuyện bất kể giữa lứa tuổi, vị trí nào với nhau.

Văn hóa Thụy Điển là ” uống nước nhớ nguồn ” ngay cả trong từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống

Không chỉ có người Việt Nam mới có quan niệm “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” mà người Thụy Điển cũng là 1 dân tộc rất tôn trọng ý nghĩa nhân văn của hành động nhớ ơn bất cứ điều gì mà người khác làm cho mình kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống .

Bạn sẽ thấy rằng người Thụy Điển nói từ ” tack” (cảm ơn) ” rất rất” nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày, trong mọi hoạt động sống của họ.

Khi chúng ta mua sắm trong các siêu thị hoặc chúng ta tiếp xúc với các công nhân viên chức nhà nước , chúng ta và nhân viên đó sẽ cảm ơn nhau rất nhiều lần trước khi rời khỏi quầy , trước khi chia tay nhau. Họ cảm ơn nhau lẫn nhau khi người mua trả tiền , người mua nhận lại hàng hóa và hóa đơn.

Lòng biết ơn này cũng là 1 trong những điển hình của nền văn hóa nước Anh khi nó là sự giao thoa văn hóa khi người Do Thái gốc Đức tị nạn đến Anh trong bối cảnh thế chiến thứ II đã nói rằng ” Bạn nên cảm ơn người soát vé trên xe buýt khi họ bán vé cho bạn và ngay cả khi họ soát vé xong rồi trả vé về cho bạn ”

Cre: Patriot – Cộng Đồng Việt tổng hợp.